Câu Chuyện Kinh Doanh
Năm 2021 - năm "hoàng kim" của giới bán xe sang
Các thương hiệu xe Rolls-Royce, Lamborghini, Bentley, Porsche và BMW đều báo cáo doanh số bán hàng kỷ lục năm qua.

Năm ngoái, Bentley (thuộc Volkswagen) bán được 14.659 xe, tăng 31% so với năm 2020 và là kỷ lục với công ty này. Porsche, cũng thuộc sở hữu của Volkswagen, bán được 301.915 xe trên toàn cầu, tăng 11%. Cả hai thương hiệu đều ghi nhận tăng trưởng ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Tại Mỹ, doanh số bán hàng BMW đạt 336.644 xe, tăng 21%. Đây cũng là thương hiệu xe sang bán chạy nhất năm thứ ba liên tiếp. Lexus của Toyota đứng thứ hai, bán được 304.476 xe, tăng hơn 11% so với 2020.

Rolls-Royce, với những chiếc xe siêu sang có giá khởi điểm hơn 300.000 USD, đã bán được kỷ lục 5.586 chiếc năm ngoái, tăng 49% so với năm trước.
Còn Tesla, nhờ doanh số cao của mẫu SUV Model Y, sản lượng giao hàng chung trên toàn cầu của công ty tăng đến 87% năm qua. Tesla không phân chia doanh số bán hàng theo khu vực, nhưng theo ước tính của công ty tư vấn Ward's Intelligence, họ đã bán được khoảng 299.000 xe tại Mỹ. Điều này có nghĩa, xe Tesla bán chạy hơn Mercedes-Benz.
Khi du lịch quốc tế bị đình trệ và các cơ hội chi tiêu hào nhoáng không còn nhiều do đại dịch, nhiều người tiêu dùng trẻ quyết định dùng tiền sắm xe sang. Trong khi đó, dù đối mặt với tình trạng thiếu chất bán dẫn, các nhà sản xuất ôtô vẫn ưu tiên cho một số mẫu nhất định.
Alain Favey - Giám đốc bán hàng của Bentley Motors cho biết họ gần như không bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt chip. "Quy trình của Volkswagen rất tập trung. Một trong những yếu tố quyết định phân bổ chip là tỷ suất lợi nhuận. Chúng tôi được ưu tiên, nên có được số chip cần thiết", ông Favey nói.
Các loại nhà sản xuất khác cũng đối phó với tình trạng thiếu chip và các linh kiện khác bằng cách ưu tiên cho các sản phẩm có giá trị lớn. Do đó, người tiêu dùng khó tìm được các sản phẩm thay thế rẻ hơn.
Ví dụ, Volkswagen - thương hiệu cùng tập đoàn với Bentley phải vật lộn trong suốt cả năm qua để duy trì hoạt động các nhà máy vì thiếu chip. Nhà máy chính ở Wolfsburg hoạt động dưới công suất và phải thay đổi ca làm việc quanh năm.
Kết quả là doanh số bán hàng của thương hiệu Volkswagen giảm 8,1%, xuống còn 4,9 triệu xe trên toàn thế giới. Doanh số bán hàng tại Trung Quốc, thị trường riêng lẻ lớn nhất của thương hiệu, giảm đến 14,8%.
Martin Fritsches, Chủ tịch Rolls-Royce Motor Cars Americas, nói rằng những người mua xe siêu sang như Rolls-Royce ngày nay trẻ hơn. Độ tuổi trung bình của khách hàng là khoảng 43 tuổi, có nghĩa là nhiều khách hàng của họ ở độ tuổi 30.

Fritsches cho biết một phần lý do là những khách hàng giàu có của Rolls-Royce không ảnh hưởng bởi những khó khăn trong đại dịch. Ngược lại, họ được hưởng lợi nhiều hơn từ sự phục hồi kinh tế, bùng nổ tiền kỹ thuật số và giá cổ phiếu tăng vọt. Nhiều người sở hữu Rolls-Royce lần đầu là những doanh nhân trẻ làm giàu trên thị trường chứng khoán và tiền số.
Automobili Lamborghini cũng có năm bán được nhiều xe nhất lịch sử, với 8.405 chiếc vào 2021, tăng 13% so với 2020. Mức tăng trưởng hai con số ghi nhận cả ở châu Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương và EMEA (Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi).
Xe điện cũng là một động lực tăng trưởng. BMW đã bán được 103.855 chiếc chạy hoàn toàn bằng điện năm ngoái. "Mục tiêu của chúng tôi cho năm 2022 là tăng gấp đôi doanh số bán xe chạy hoàn toàn bằng điện", Pieter Nota - Giám đốc bán hàng của BMW nói.
Porsche cho biết mẫu sedan thể thao chạy điện Taycan của họ đã bán chạy hơn mẫu 911 năm ngoái. Điều này đánh dấu sự thay đổi mang tính biểu tượng, khi ngay cả khách hàng của Porsche cũng bắt đầu đón nhận xe điện.
Hãng tư vấn IHS Markit dự báo doanh số bán xe hạng nhẹ mới sẽ tăng 3,7% trong năm nay lên 82,4 triệu xe. Năm ngoái, phân khúc này tăng được 2,9% do bị kìm hãm bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Họ hy vọng doanh số bán xe hạng nhẹ mới tại Mỹ sẽ tăng khoảng 2,6% trong năm nay, lên 15,5 triệu chiếc.
Theo nhóm công ty tư vấn Wards Intelligence và LMC Automotive, với sự bùng phát của đại dịch và các nhà máy đóng cửa trên diện rộng, sản lượng ôtô toàn cầu đã giảm khoảng 16% từ năm 2019, xuống còn 74,6 triệu xe năm 2020. Tuy nhiên, sang 2021, ngành công nghiệp ôtô đã phục hồi một phần, với sản lượng tăng khoảng 2%, lên 76,2 triệu xe. Họ dự báo sản lượng toàn cầu sẽ phục hồi 13% lên 85,8 triệu xe trong năm nay, vẫn dưới mức trước đại dịch.
Đọc thêm: Muốn giàu bền vững nhất định phải nắm vững 7 quy tắc kinh doanh này của người Trung Quốc
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 18 giờ trước
CEO công ty AI được Masan đầu tư 65 triệu USD: Từ khi ChatGPT ra đời, chúng tôi ngủ ít đi rất nhiều!
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 09:39 26/05/2023
Mạnh tay rót tiền cho VinFast, mảng sản xuất mang về 13.500 tỷ đồng doanh thu cho Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong năm 2022
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 11:11 25/05/2023
Vừa có giấy phép quan trọng, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập tức "bắt tay vào việc" với công trình 4 tỷ USD quan trọng tại Mỹ
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 10:49 25/05/2023
5 bí quyết đầu tư của ông chủ Amazon Jeff Bezos: Giúp thu phục khách hàng, giữ chân đối tác, khiến đối thủ phải nể phục
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 15:52 18/05/2023
Triết lý để đời của tỷ phú Warren Buffett: Cần gì nhảy qua hàng rào 2 mét, tôi chỉ cần tìm được hàng rào 30 centimet và vượt qua nó mà thôi!
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 10:20 16/05/2023
Họp lớp sau nhiều năm: 3 học sinh kém kiếm hơn chục tỷ đồng/năm, 2 học sinh giỏi ngồi im ngượng ngùng: Bí quyết thành công là gì?
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 21:28 15/05/2023
Ca sĩ Khánh Phương lên tiếng về tin đồn không mặn mà đi hát vì quá giàu
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 10:54 15/05/2023
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng tiết lộ tham vọng to lớn cùng Vinfast: Chấp nhận lỗ trong 5 năm, sẽ đặt cược 2 tỷ USD tiền túi để bán xe cho cả người Mỹ
0 Bình luận