Câu Chuyện Kinh Doanh
Bất ngờ thu nhập của người nghèo nhất và người giàu nhất thế giới kiếm được trong một năm
Trong vòng 2 thập kỷ qua, Báo cáo Bất bình đẳng Thế giới cho biết, khoảng cách thu nhập giữa người giàu nhất và người nghèo nhất đã tăng gần gấp đôi.

Theo Báo cáo Bất bình đẳng Thế giới mới công bố, trong năm 2021, trung bình 1 người trưởng thành trên thế giới sẽ kiếm được 23.380 USD và sở hữu khối tài sản ròng là 102.600 USD.
Những người kiếm được số tiền trên 122.000 USD/năm được coi là nhóm người có thu nhập cao nhất thế giới. Ngược lại, những người chỉ kiếm được dưới 4.000 USD/năm sẽ nằm trong danh sách nhóm người nghèo nhất thế giới.

Báo cáo Bất bình đẳng Thế giới do một nhóm các nhà kinh tế thực hiện, trong đó bao gồm Gabriel Zucman, Lucas Chancel, Thomas Piketty và Emmanuel Saez.
Báo cáo nhấn mạnh rằng sự chênh lệch giàu nghèo trên thế giới đang ngày càng gia tăng. Một nhóm những người giàu sở hữu phần lớn thu nhập của thế giới, trong khi đó nhóm nghèo chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tính theo tỷ lệ % thì số tiền 10% người giàu nhất thế giới kiếm được còn vượt xa số tiền mà 50% số tiền của nhóm người nghèo, chiếm hơn một nửa thu nhập toàn cầu. Đặc biệt, những người nghèo nhất chỉ chiếm 8% tổng thu nhập.

Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra lời cảnh báo rằng bất bình đẳng giàu nghèo thậm chí còn nghiêm trọng hơn. "Một nửa dân số nghèo nhất toàn cầu chỉ chiếm 2% của cải. Ngược lại, 10% dân số toàn cầu giàu nhất sở hữu 76% của cải.... 50 phần trăm tầng lớp dưới cùng gần như không có gì”.

Trong hai thập kỷ qua, khoảng cách thu nhập giữa 10% giàu nhất và 50% người nghèo nhất đã tăng gần gấp đôi. 20 năm trước, các thành viên của nhóm thu nhập cao nhất toàn cầu kiếm được gấp 8,5 lần so với nhóm thấp nhất. Bây giờ mức chênh lệch lên tới 15 lần.

Báo cáo nhận định những chênh lệch này vẫn có thể được cải thiện. Bởi mặc dù bất bình đẳng là xu hướng của toàn cầu, các quốc gia như Mỹ, Nga, Ấn Độ là những nước đã trải qua sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo lớn hơn nhiều so với những quốc gia khác. Thế nhưng các nước ở châu Âu và Trung Quốc lại có mức gia tăng bất bình đẳng thấp hơn.

Mỹ đã chứng kiến sự bất bình đẳng gia tăng giữa tầng lớp giàu nhất và trung lưu do gánh nặng nợ lớn - phần lớn là các khoản thế chấp và nợ sinh viên. Báo cáo cũng cho rằng: "Những khác biệt này... khẳng định rằng bất bình đẳng không phải là không thể tránh khỏi, đó là một lựa chọn chính trị".
Xem thêm: Nghiên cứu khả năng tăng thu thuế của người giàu để chia sẻ với người nghèo lúc khó khăn
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 7 ngày trước
Mạnh tay rót tiền cho VinFast, mảng sản xuất mang về 13.500 tỷ đồng doanh thu cho Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong năm 2022
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 11:11 25/05/2023
Vừa có giấy phép quan trọng, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập tức "bắt tay vào việc" với công trình 4 tỷ USD quan trọng tại Mỹ
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 10:49 25/05/2023
5 bí quyết đầu tư của ông chủ Amazon Jeff Bezos: Giúp thu phục khách hàng, giữ chân đối tác, khiến đối thủ phải nể phục
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 15:52 18/05/2023
Triết lý để đời của tỷ phú Warren Buffett: Cần gì nhảy qua hàng rào 2 mét, tôi chỉ cần tìm được hàng rào 30 centimet và vượt qua nó mà thôi!
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 10:20 16/05/2023
Họp lớp sau nhiều năm: 3 học sinh kém kiếm hơn chục tỷ đồng/năm, 2 học sinh giỏi ngồi im ngượng ngùng: Bí quyết thành công là gì?
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 21:28 15/05/2023
Ca sĩ Khánh Phương lên tiếng về tin đồn không mặn mà đi hát vì quá giàu
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 10:54 15/05/2023
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng tiết lộ tham vọng to lớn cùng Vinfast: Chấp nhận lỗ trong 5 năm, sẽ đặt cược 2 tỷ USD tiền túi để bán xe cho cả người Mỹ
-
Câu Chuyện Kinh Doanh 08:16 14/05/2023
Tỷ phú giàu nhất lịch sử nước Mỹ: "Kiếm tiền là kỹ năng, tiêu tiền là kiến thức, biết cách tiêu tiền là tư duy cao cấp nhất của người giàu"
0 Bình luận