Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

Ethiopia - đất nước bị "mắc kẹt" ở năm 2014 trong khi cả thế giới đã đón chào năm 2022

Ethiopia là đất nước xinh đẹp với hệ động vật hoang dã phong phú và cây xanh tuyệt vời. Nhưng quốc gia này đang bị "mắc kẹt" ở năm 2014 trong khi thế giới đã đón năm 2022. Vì sao vậy?

Ethiopia - đất nước bị 'mắc kẹt' ở năm 2014 trong khi cả thế giới đã đón chào năm 2022

Xuất bản:

Đỗ Thu Nga
Ethiopia - đất nước bị 'mắc kẹt' ở năm 2014 trong khi cả thế giới đã đón chào năm 2022
Photo: internet

Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một đất nước ở phía đông châu Phi. Phía bắc giáp Eritrea, phía đông bắc giáp Djibouti, phía đông giáp Somalia, giáp Sudan ở phía tây, và phía nam giáp Kenya.

Ethiopia là quốc gia có nhiều điều kỳ lạ mà bạn không thể tin nổi. Nhất là vấn đề liên quan đến lịch ngày, lịch tháng, lịch năm của họ. Và khi cả thế giới đã đón năm 2022 thì nhân dân quốc gia này vẫn đang sống ở năm 2014. 

Theo tìm hiểu, lịch Ethiopia có 12 tháng 30 ngày, gần giống với lịch Gregorian (lịch dương) mà chúng ta đang sử dụng. Nhưng có một sự khác biệt là họ có tháng thứ 13 (chỉ có 5 đến 6 ngày). Những ngày phụ này được gọi là "epagomenal", về cơ bản đây chính là ngày nhuận.

Vi-sao-Ethiopia-la-dat-nuoc-duy-nhat-bi-mac-ket-o-nam-2014-r
Nếu một năm có 12 tháng thì lịch của Ethiopia có tận 13 tháng trong một năm

Những ngày bổ sung này đảm bảo rằng, lịch tuân theo các mùa và các giai đoạn của Mặt trăng. Việc bổ sung này đã dẫn đến sự khác biệt lớn về lịch của Ethiopia và lịch bình thường (chậm hơn chúng ta đến 7 năm).

Người Ethiopia sẽ ăn mừng năm mới vào ngày 11 tháng 9 hoặc ngày 12 tháng 9 nếu đó là năm nhuận. Tháng thứ 13 này đã khiến lịch của họ chậm hơn thế giới từ 7,8 năm. Vì vậy, người dân Ethiopia - ít nhất là chính thức - mới ăn mừng bước ngoặt của thiên niên kỷ vào ngày 11 tháng 9 năm 2007.

Ngoài hai lịch trên, nhiều quốc gia và vùng văn hóa còn dùng 5 loại lịch khác: Âm lịch, lịch Do Thái, Balinese Pawukon, lịch Hồi giáo và lịch Iran (Ba Tư).

Một điểm khác biệt nữa là Ethiopia chào đón năm mới vào ngày 11/9. Trang Culture Trip thông tin, "năm mới" trong tiếng bản địa được gọi là Enkutatash, còn có nghĩa "món quà trang sức".

Vi-sao-Ethiopia-la-dat-nuoc-duy-nhat-bi-mac-ket-o-nam-2014-d

Truyền thuyết kể rằng, khoảng 3.000 năm trước, vua Solomon của Jerusalem đã tặng trang sức cho nữ hoàng xứ Sheba trong chuyến thăm của bà đến đất nước này. Nữ hoàng mang món quà trở về Ethiopia đúng dịp mừng năm mới vào tháng 9, do đó cái tên Enkutatash gắn liền với dịp lễ quan trọng này.

Mỗi năm, vào tháng 9, số giờ ban ngày và ban đêm ở mọi nơi trên thế giới bằng nhau. Đó là lý do là người Ethiopia chọn tháng này để bắt đầu năm mới. Lý do thứ hai bắt nguồn từ Kinh thánh, trong đó nói rằng Thiên đàng và Trái Đất được tạo ra vào tháng 9. Bên cạnh đó, tháng 9 được cho là thời điểm lý tưởng trong năm khi hoa nở rực rỡ, thời tiết nắng ấm và dễ chịu.

Người Ethiopia cũng tuân theo một hệ thống đồng hồ rất khác. Họ tuân theo đồng hồ 12 giờ, trái ngược với hệ thống thời gian 24 giờ mà phần còn lại của thế giới tuân theo. Trong hầu hết mọi người bắt đầu ngày vào lúc nửa đêm (0h) thì người Ethiopia lại bắt đầu ngày mới vào lúc bình minh. Vì thế, khi thế giới đang ở lúc 7 giờ sáng thì ở quốc gia Châu Phi này sẽ là 1 giờ sáng theo giờ ban ngày đối với người Ethiopia.

Vi-sao-Ethiopia-la-dat-nuoc-duy-nhat-bi-mac-ket-o-nam-2014

Vào lúc 12h trưa thì ở Ethiopia sẽ là 6 giờ ban ngày (Cái này khá giống với Trung Quốc, Việt Nam và một số nước đồng văn khác thời phong kiến, sử dụng hệ thống tính theo 12 canh giờ, mỗi canh giờ sẽ tương ứng với 12 giờ, nhưng bắt đầu ngày mới sẽ được tính là giờ Tí, được bắt đầu lúc nửa đêm). Bất chấp các quy chuẩn tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống thời gian này tồn tại cho đến ngày nay.

Ngoài đặc điểm ngày giờ khác lạ thì người Ethiopia còn có điều đặc biệt về tên họ. Người Ethiopia không có họ. Tên của người dân ở quốc gia này sẽ bao gồm tên riêng, sau đó là tên của cha họ. Đôi khi, mọi người cũng có thể lấy tên của ông nội hoặc bất kỳ tổ tiên nam giới nào khác trong gia đình. Ngoài ra, phụ nữ không được đổi tên sau khi kết hôn.

Và một điều đặc biệt nữa, Ethiopia chính là nơi đầu tiên cà phê được phát hiện ra. Có một câu nói ở Ethiopia - "Buna dabo naw", câu nói này có nghĩa là "Cà phê là bánh mì của chúng tôi". Điều này cũng chứng tỏ, cà phê quan trọng thế nào đối với người dân Ethiopia.

Vi-sao-Ethiopia-la-dat-nuoc-duy-nhat-bi-mac-ket-o-nam-2014-h
Cà phê được phát hiện lần đầu tiên ở Ethiopia

Có một niềm tin rộng rãi rằng Ethiopia có thể là nơi sản sinh ra cà phê. Đất nước này có một truyền thuyết phổ biến gắn liền với điều này. Một người chăn dê tên là "Kaldi" đang bận rộn chăn thả đàn dê của mình thì anh ta nhận thấy một con dê có những biểu hiện lạ, có vẻ như nó đang cực kỳ phấn khích.

Sau đó, con dê này liên tục nhảy lên bằng hai chân sau và không ngừng nghỉ suốt đêm. Sau đó, Kaldi nhận ra rằng con dê đã ăn một vài quả mọng màu đỏ từ một cây bụi nhỏ. Vì tò mò, anh đã ăn thử và cảm thấy rất ngạc nhiên khi nó khiến anh tràn đầy năng lượng. Sau đó anh đã đưa những quả này đến một tu viện gần đó. Ban đầu, các thầy tu còn hoài nghi về loại quả này, nhưng khi họ thử dùng hạt của chúng với nước nóng, họ đã cảm thấy rất thú vị về loại quả này.

Trên thực tế, không có bằng chứng xác thực nào về truyền thuyết này, nhưng nó trùng khớp với thời điểm cà phê bắt đầu được trồng ở Ethiopia.

Xem thêm: Đã có bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2021

Cùng chuyên mục