Liên hệ với chúng tôi

Tin Tức

Triều Tiên cấm người dân cười đùa, tiệc tùng, hạn chế mua sắm trong 11 ngày tưởng niệm cố lãnh đạo Kim Jong Il

Trong 11 ngày tưởng nhớ cố lãnh đạo Kim Jong Il, Triều Tiên cấm người dân cười đùa, tiệc tùng và thậm chí là phải hạn chế mua sắm. Cảnh sát được tung ra để theo dõi chặt chẽ việc này.

Triều Tiên cấm người dân cười đùa, tiệc tùng, hạn chế mua sắm trong 11 ngày tưởng niệm cố lãnh đạo Kim Jong Il

Xuất bản:

Đỗ Thu Nga
Triều Tiên cấm người dân cười đùa, tiệc tùng, hạn chế mua sắm trong 11 ngày tưởng niệm cố lãnh đạo Kim Jong Il
Photo: internet

11 ngày sống "buồn bã" của người dân Triều Tiên

Truyền thông Triều Tiên đưa tin ngày 17/12, nước này đã tiến hành lễ kỷ niệm 10 năm ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong Il. Sự kiện tưởng niệm này sẽ kéo dài khoảng 10 ngày. 

Các hoạt động tưởng niệm bao gồm triển lãm về cuộc đời của nhà lãnh đạo, tổ chức hòa nhạc và thực hiện các chương trình trưng bày hoa Kim Chính Nhật (Kimjongilia) - loài hoa được đặt theo tên vị lãnh đạo đã khuất, một quan chức ở Tanchon cho biết, theo Telegraph.

Trieu-Tien-cam-nguoi-dan-cuoi-dua-de-tuong-niem-ong-Kim-Jong-Il

Theo tờ The Independent, trong khoảng thời gian diễn ra lễ tưởng niệm cố lãnh đạo Kim Jong Il, Triều Tiên đã ra lệnh cấm người dân cười đùa, tiệc tùng.

"Thậm chí nếu gia đình có người mất thì cũng không được phép thương khóc quá to. Thi thể chỉ được mang đi sau khi lễ kỷ niệm 11 ngày kết thúc. Với những người đến dịp sinh nhật cũng vậy, họ bị cấm cười đùa hay tổ chức tiệc tùng", nguồn tin cho biết.

Theo tờ The Independent, người dân Triều Tiên không được phép đi mua sắm trong ngày 17/12 nhằm tập trung kỷ niệm. Những người vi phạm lệnh cấm sẽ bị xử phạt rất nặng.

Cụ thể, chính quyền nước này đã ra lệnh không cho phép bất kỳ dấu hiệu vui mừng nào trong ngày giỗ 10 năm của cố lãnh đạo Kim Jong Il. Tất cả các cột cờ đã để rủ và còi báo động hú vào giữa trưa ngày giỗ trong 3 phút để toàn bộ người dân cúi đầu tưởng nhớ.

Còn tờ Associated Press thì cho biết, mọi phương tiện, bao gồm cả tàu thủy lẫn tàu hỏa cũng bật còi hú vào giữa trưa ngày giỗ nhằm tưởng niệm cố lãnh đạo Kim Jong Il.

Trieu-Tien-cam-nguoi-dan-cuoi-dua-de-tuong-niem-ong-Kim-Jong-Il-4

Trong khi đó, tờ Daily Mail dẫn một nguồn tin khác khi cho biết cảnh sát được lệnh theo dõi chặt chẽ người dân. Việc này nhằm tìm ra những đối tượng không thực sự bày tỏ lòng thành kính, tiếc thương cố lãnh đạo Kim Jong Il. "Ngay từ đầu tháng 12/2021, cảnh sát đã được lệnh đặc biệt nhằm truy tìm những mối nguy ảnh hưởng đến lễ kỷ niệm. Đây là một tháng khó khăn với cảnh sát Triều Tiên khi nhiều người còn không ngủ đủ giấc để làm nhiệm vụ", nguồn tin nói với tờ Daily Mail.

Ngoài ra, các cơ quan đầu não chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước cũng nhận được lệnh phát lương thực, phát chẩn cho người nghèo nhằm đảm bảo sự ổn định trong thời kỳ tổ chức lễ kỷ niệm.

Bình thường mọi năm lễ kỷ niệm sẽ kéo dài 10 ngày nhưng năm này là 11 ngày để đánh dấu 10 năm ngày giỗ của cố lãnh đạo Kim Jong Il.

Kim Jong Un đã thay đổi thế nào sau 10 năm cầm quyền?

Được biết, cố lãnh đạo Kim Jong Il đã lên nắm quyền tại Triều Tiên trong khoảng 1994-2011. Sau khi ông qua đời, người con thứ 3 là Kim Jong Un lên nắm quyền.

Trieu-Tien-cam-nguoi-dan-cuoi-dua-de-tuong-niem-ong-Kim-Jong-Il-1
Kim Jong Un (trái) trong lễ đưa tiễn thi hài của cha là cố lãnh đạo Kim Jong Il cuối năm 2011

Khi lên nắm quyền, Kim Jong Un mới chỉ 28 tuổi, còn khá trẻ và chưa có kinh nghiệm điều hành đất nước. Thế nhưng sau đó, truyền thông nước này đã liên tục ca ngợi, cho rằng ông là "người kế thừa vĩ đại" tư tưởng cách mạng Chủ thể. Đồng thời gọi ông là "lãnh đạo vĩ đại của đảng, quân đội và nhân dân".

Trong những năm nắm quyền, giới chuyên gia nhận định Kim Jong Un đang "ra oai" với Hàn Quốc và Mỹ để thể hiện vị thế của Triều Tiên cung như nâng cao uy tín lãnh đạo của bản thân trong nước. Lãnh đạo Triều Tiên khi đó đưa ra những phát ngôn đanh thép như dọa ném kẻ thù vào "vạc dầu" và "đốt sào huyệt của tội phạm".

Trieu-Tien-cam-nguoi-dan-cuoi-dua-de-tuong-niem-ong-Kim-Jong-Il-2
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un dự một cuộc họp của Hội đồng Nhân dân Tối cao hồi tháng 4/2012. Thời điểm này, ông đã giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương và lãnh đạo tối cao của đất nước

Dưới thời Kim Jong Un, Triều Tiên đã tiến hành 4 trong tổng số 6 vụ thử hạt nhân. Năm 2017, Triều Tiên thử thành công các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có khả năng vươn tới toàn bộ lãnh thổ Mỹ, bất chấp hàng loạt lệnh cấm vận nặng nề của Liên Hợp Quốc.

Sau các vụ thử tên lửa, Kim Jong Un đấu khẩu với Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump suốt nhiều tháng, gây lo ngại về nguy cơ bùng nổ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Trieu-Tien-cam-nguoi-dan-cuoi-dua-de-tuong-niem-ong-Kim-Jong-Il-3
Trong ảnh là Chủ tịch Triều Tiên (trái) bắt tay người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tháng 3/2018

Sau 6 năm cầm quyền, Kim Jong Un đã bắt đầu tiến hành ngoại giao. Ông gặp Chủ tịch Tập Cận Bình (Trung Quốc). Cũng trong năm 2018, ông Kim Jong Un lần đầu bước qua giới tuyến quân sự hai miền, bắt tay và bước vào phòng hội đàm cùng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại Panmunjom, bên trong Khu Phi quân sự liên Triều. Đây là lần đầu tiên trong 11 năm lãnh đạo hai miền gặp mặt.

Với cầu nối là Tổng thống Hàn Quốc, Kim Jong Un trở thành lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên gặp mặt một tổng thống Mỹ đương nhiệm. Lãnh đạo Triều Tiên sau đó nhanh chóng giành được cảm tình của Trump. Cựu tổng thống Mỹ tuyên bố đã xây dựng được "quan hệ đặc biệt" với người ông từng đấu khẩu dữ dội và đặt biệt danh là "Người tên lửa nhỏ bé".

Trieu-Tien-cam-nguoi-dan-cuoi-dua-de-tuong-niem-ong-Kim-Jong-Il-44

Dẫu vậy, không khí hữu nghị không duy trì được bao lâu. Hội nghị thượng đỉnh thứ hai giữa Kim Jong Un và Trump hồi đầu năm 2019 kết thúc sớm hơn dự kiến vì bất đồng trong phi hạt nhân hóa và dỡ bỏ cấm vận Triều Tiên. Cuộc gặp thứ ba của lãnh đạo hai nước tại khu phi quân sự liên Triều cũng không phá vỡ được tình thế bế tắc này.

Trieu-Tien-cam-nguoi-dan-cuoi-dua-de-tuong-niem-ong-Kim-Jong-Il-00
Trong ảnh là cuộc gặp giữa Kim Jong Un (trái) và Tổng thống Nga Putin tại Vladivostok hồi tháng 4/2019

Trong 1 thập kỷ lãnh đạo, Kim Jong Un có quan hệ tốt đẹp với Nga. Theo giới chuyên gia, Kim Jong Un đã đạt được mục đích trong cuộc gặp với Putin là khiến hình ảnh của lãnh đạo Triều Tiên xuất hiện khắp các phương tiện truyền thông, chứng minh với thế giới rằng ông ấy là một chính khách toàn cầu. Cuộc gặp với Putin cũng được xem là cách Kim Jong Un "tìm lối đi khác", thể hiện không quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trieu-Tien-cam-nguoi-dan-cuoi-dua-de-tuong-niem-ong-Kim-Jong-Il-88
Ảnh chụp Kim Jong Un hồi tháng hai (trái) và hồi tháng 6 cho thấy ông gầy đi rõ rệt. Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) hồi tháng 7 cho biết ông có thể đã giảm 10-20 kg

Và trong 10 năm cầm quyền, sự thay đổi lớn nhất của Kim Jong Un chính là ngoại hình. Ông sút cân dần, không phải do vấn đề sức khỏe mà là do tự giảm cân để lấy lại vóc dáng thon gọn hơn, như muốn thể hiện hình ảnh một lãnh đạo mạnh mẽ, đủ khả năng gánh vác đất nước.

Xem thêm: Cổ nhân nói: “Miệng” của người mẹ, quyết định vận mệnh đời con

Cùng chuyên mục