Hồ Sơ Doanh Nhân
Phó tổng SHB Đỗ Quang Vinh: "Thay vì ghen tị với cuộc sống của người khác thì mỗi chúng ta nên tập trung vào cuộc sống của mình để làm cho nó tốt hơn"
Nói về thói "ghen ăn tức ở" của nhiều người Việt, doanh nhân Đỗ Quang Vinh, con cả của bầu Hiển đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Thay vì ghen tị với cuộc sống của người khác thì mỗi chúng ta nên tập trung vào cuộc sống của mình để làm cho nó tốt hơn".

Nói về thói “ghen ăn tức ở” của nhiều người Việt, doanh nhân Đỗ Quang Vinh, con cả của bầu Hiển đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Thay vì ghen tị với cuộc sống của người khác thì mỗi chúng ta nên tập trung vào cuộc sống của mình để làm cho nó tốt hơn”.
“Phật dạy, nếu muốn được may mắn đầu thai kiếp sau vào một gia đình tốt thì phải tu rất nhiều kiếp, sống thật, có tâm làm nhiều việc thiện, không sân si với đời!
Thay vì ghen tị với cuộc sống của người khác thì mỗi chúng ta nên tập trung vào cuộc sống của mình để làm cho nó tốt hơn, tịnh tâm dành thời gian tu tâm tích đức để cho con cháu đời sau cũng được hưởng lây” – Đỗ Quang Vinh chia sẻ quan điểm.

Doanh nhân trẻ Đỗ Quang Vinh từ lâu vốn được biết đến là thiếu gia nhà bầu Hiển (doanh nhân Đỗ Quang Hiển – nhà sáng lập Tập đoàn T&T và SHB), đồng thời là Chủ tịch T&T Mỹ, Phó giám đốc Khối bán lẻ Ngân hàng SHB.
Tuy nhiên, tiếp xúc với Vinh, điều tôi nhận thấy từ anh không chỉ là sự khiêm nhường, hay phong thái của một doanh nhân đại diện cho lớp doanh nhân trẻ của đất nước, mà trên hết anh là một người đàn ông luôn chỉn chu với gia đình.
Đỗ Quang Vinh kể, khi còn đang đi du học, thay vì đi chơi thăm thú khắp nơi vào thời gian nghỉ học như bạn bè, anh chỉ có một lựa chọn duy nhất là bay về Việt Nam thăm gia đình.
“Ba mẹ dạy tôi sống biết điều và có tâm”
– Có thể thấy ba mẹ anh đã dạy con rất nghiêm khắc nên mới có một “Rich kid” với hình ảnh “sạch”, học hành bài bản, có lối sống lành mạnh và có tố chất kinh doanh.
Đỗ Quang Vinh: Có lẽ tất cả những điều đó đều do công của ba mẹ đã nuôi dưỡng tôi trong một môi trường “sạch”. “Sạch” ở đây là kết bạn với những người tốt trong xã hội, luôn dạy con phải biết lễ phép, biết tiết kiệm, sống biết điều và sống có “TÂM”. Ba mẹ tôi không bao giờ áp đặt con cái nhưng luôn phân tích, định hướng, ủng hộ tinh thần để con đi đúng đường và phát triển tốt nhất.
Đến tận bây giờ, ba mẹ rất ít khi khen con vì muốn con mình luôn chạm chân xuống đất và biết mình đang ở đâu. Chính vì vậy, mỗi lần được nhận một lời khen hoặc khuyến khích là như một liều thuốc tinh thần cực mạnh để giúp tôi có thể vượt qua mọi khó khăn trở ngại.

– Phải chăng những điều anh trải qua chính là một sự chuẩn bị dài hơi của ba anh để có một doanh nhân Đỗ Quang Vinh sau này?
Đỗ Quang Vinh: Tôi nghĩ người cha nào cũng sẽ dành những gì tốt đẹp nhất cho con mình thôi. Ba tôi cũng vậy, ông muốn tôi thành công để tự đứng được trên đôi chân của mình, tự kiếm được đồng tiền để nuôi sống bản thân và gia đình nhỏ.
Có chăng chỉ là gia đình tôi đặc biệt hơn, vì tôi hâm mộ người cha doanh nhân của mình và có máu kinh doanh trong người nên định hướng và mục tiêu của tôi là trở thành một doanh nhân thành đạt
– Hiện tại anh đang đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc Khối bán lẻ tại SHB, trong khi con của nhiều đại gia ngân hàng và doanh nghiệp khác đều nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó tổng giám đốc khi tuổi đời còn rất trẻ, thậm chí mới tốt nghiệp Đại học. Anh có hài lòng về vị trí hiện tại?
Đỗ Quang Vinh: Nói hài lòng thì chắc chắn là chưa vì tôi luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu cao hơn nhưng tôi thấy vị trí hiện tại phù hợp với khả năng của mình.
Tôi không có thói quen so sánh mình với người khác vì mỗi người có một cách sống và có mục tiêu riêng. Tôi chỉ cần biết mình đã và đang phải làm gì nếu muốn ngồi ở những chiếc ghế lớn hơn.
Với tấm bằng Thạc sỹ chuyên ngành tài chính, 5 năm làm CEO của T&T Mỹ, 3 năm làm trong ngành ngân hàng và là Chủ tịch của một ngân hàng Mỹ thì tôi nghĩ mình có đủ năng lực và kinh nghiệm để ứng cử vào các vị trí quản lý mà không cần phải nhận sự đặc cách nào.
Tôi và ba tôi đều có chung quan điểm là “bước chậm nhưng chắc”, không mặc một chiếc áo quá rộng khi mình chưa có sự chuẩn bị. Vì vậy, khi ngồi vào vị trí nào trong tương lai thì lúc đó chắc chắn tôi đã xứng đáng với vị trí đó.

Soi mói và ghen tị với người khác không “mài” ra tiền cho bạn: Muốn giàu có, muốn thành công cần nỗ lực chứ không phải sự đố kỵ!
Hôm nay tôi vừa nhận ba thực tập sinh vào công ty thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp và một trong số đó có N. là con trai sếp. Vì là con sếp và nghĩ rằng mình được ưu tiên hơn nên chỉ sau vài ngày cậu liền kêu ca chán nản và thường làm việc qua loa cho xong.
Ngày ngày, tôi đều thấy chiếc xe hơi bóng loáng đỗ ngay trước cửa công ty. Rồi sếp bước xuống xe cùng cậu. Vì bố là giám đốc công ty nên cậu cho mình cái quyền được đi trễ về sớm như bố cậu hay làm.
Một ngày kia, tôi về trễ nên đành chờ chuyến xe buýt tiếp theo thì tôi vô tình nghe hai thực tập sinh kia nói chuyện. Một người nói: “Mai tớ không làm nữa đâu, tại sao cùng là thực tập sinh mà chúng ta thì làm cực khổ còn N thì không? Thật không công bằng”. Tưởng rằng chuyện nhỏ nên tôi không đếm xỉa tới.
Thế nhưng vài ngày sau, trong giờ ăn trưa, một trong hai người còn lại tỏ ra vô cùng phẫn nộ. Người giám sát họ mới nói rằng nếu hai cậu bé muốn được như N thì hãy tới công ty của ba mẹ các cậu làm việc, các cậu cũng sẽ được tiếp đón và đối xử như N.
Trong hoàn cảnh nào người ta cũng so sánh với người khác và điều này dễ sinh ra sự đố kỵ và ganh ghét. Chúng ta chắc không lạ gì chuyện đi học thì ghen tị điểm số, đi thực tập thì ghen tị nhiệm vụ được giao, đi làm thì ganh đua lương bổng…
Nhìn ba em thực tập, tôi lại nhớ lần đầu bước chân vô công ty để xin thực tập. Tôi cùng với hai bạn khác xin vào công ty. Thoạt nhìn hai cô này, tôi cảm thấy không tự tin vì hai cô đều đẹp, ăn mặc sành điệu và có tài ăn nói.

Một lần, họ rủ tôi cùng đi ăn trưa trong một nhà hàng gần công ty. Tôi có vẻ ái ngại thì họ bảo nhân viên công ty hay đến đây dùng cơm trưa thì tại sao mình lại không đi. Nghĩ cũng lạ, thực tập sinh thì làm gì có nhiều tiền. Có chăng là tiền ba mẹ làm lụng vất vả mới có. Vậy mà số tiền đó chi hết vào một bữa trưa. Họ còn nói làm như vậy mới bằng các đồng nghiệp khác.
Chúng ta tưởng rằng mình đang chạy đua với người khác, hay tưởng rằng mình đang tranh giải trong một trận thi đấu nhưng không phải. Chúng ta tưởng rằng cái gì cũng công bằng nhưng đáng tiếc là không phải. Nếu điều gì đó có thể thay đổi được, thì hãy thay đổi. Nếu không làm được thì hãy học cách chấp nhận điều đó.
Chúng ta đều có thời gian rảnh. Người khác làm gì vào thời gian rảnh đó là quyền của họ và bạn cũng vậy. Nếu bạn dành khoảng thời gian đó để lên mạng xã hội, xem phim các kiểu trong khi những người khác dành thời gian rảnh để học thêm hay đọc sách thì bạn đừng ghen tị tại sao tiền lương của họ mỗi tháng hàng chục triệu còn bạn thì bèo bọt.
Hay có những người ở nhà không đi làm, bạn lại cảm thấy mình hơn họ vì mình có công việc ổn định khiến họ ghen tị nhưng bạn đâu biết họ xin nghỉ làm để đi du lịch, tạm tránh xa cuộc sống xô bồ.
Có những thứ không cần thiết phải có. Cái chính là hãy làm tốt công việc bạn đang có, giữ gìn cẩn thận những gì thuộc về bạn. Bạn cũng nên biết rằng người khác có được những gì đó là việc của họ. Như câu chuyện trên, bạn thấy người khác có thân phận tốt, được đối xử tốt thì lại ghen tị với họ, làm việc cẩu thả để rồi bị phê bình, hoặc bị đuổi. Vậy bạn mất nhiều thứ chứ không phải ai khác.

Thay vì ghen tị với những gì người khác có, tại sao không nghĩ cách làm cho mình tốt hơn, mình đáng giá hơn, để sau này con cái còn có cuộc sống tốt hơn.
Thay vì cho rằng thành công của người khác có được là nhờ quen biết, là ngẫu nhiên, tại sao không xem xét coi họ đã làm như thế nào để có được, qua bài học thành công đó bạn đã học được điều gì.
Thay vì gượng ép bản thân, vậy sao không sống hết mình với đam mê và khát vọng của bản thân.
Hãy bước đi và đừng dừng lại. Lúc bạn chưa tìm được phương hướng của riêng mình, hãy làm đủ việc chứ đừng trì hoãn, biết đâu bạn sẽ tìm được đam mê của mình. Nếu bạn trì hoãn thì sau này bạn có tìm ra được hướng đi thì cũng không kịp làm chúng.
Nếu bạn luôn phàn nàn về sự không công bằng đối với những việc mà bạn không thể thay đổi, hay những chuyện mà bạn nghĩ không thông suốt… thì sự đố kị trong bạn cũng dần lớn lên.
Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, cho dù bạn có than vãn hay phàn nàn thì cũng không thể thay đổi theo ý bạn. Nếu bạn không thể thay đổi được điều đó, thì ít nhất hãy bắt đầu từ việc thay đổi bản thân mình.
Tham khảo: Infonet, Trí thức trẻ
Xem thêm bài liên quan
- Dạy con sống giản dị như bầu Hiển: Gia thế nghìn tỷ nhưng không ngại ăn vỉa hè, đi xe máy
- Quy mô “Khủng” của tập đoàn doanh nhân Đỗ Vinh Quang chồng HH Đỗ Mỹ Linh đang làm việc
- Cậu cả bầu Hiển – Đỗ Quang Vinh: Tôi không cần sự đặc cách nào cả!
-
Hồ Sơ Doanh Nhân 19 giờ trước
Có trong tay "núi tiền", sở hữu đất nhiều nhất nhì nước Mỹ, người đàn ông này vẫn đi máy bay hạng phổ thông hơn 10 năm, "keo kiệt" với chính mình
-
Hồ Sơ Doanh Nhân 19 giờ trước
Gia tộc đứng sau đế chế Chanel: Nhà 3 đời làm "trùm thời trang", giàu top 7 thế giới nhưng "ẩn thân" rất tài tình
-
Hồ Sơ Doanh Nhân 2 ngày trước
Doanh nhân Lê Hoài Anh: "Khi có nghìn tỷ trong tay, tôi chưa bao giờ thấy hạnh phúc!"
-
Hồ Sơ Doanh Nhân 09:49 25/05/2023
Chân dung "Người làm thuê số 1 Việt Nam" Trần Bảo Minh: Quá tài giỏi và năng lực, chinh chiến khắp các công ty lớn
-
Hồ Sơ Doanh Nhân 21:13 19/05/2023
Chân dung vị Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải cam kết bảo hành đường cao tốc 10 năm không hỏng
-
Hồ Sơ Doanh Nhân 17:32 19/05/2023
Shark Bình nghỉ hưu sớm ở tuổi 42, hạnh phúc bên Phương Oanh hậu ly hôn doanh nhân Đào Lan Huơng
-
Hồ Sơ Doanh Nhân 10:52 19/05/2023
"Nữ thiên tài" vượt qua 7 vòng tuyển chọn nghiêm ngặt của tập đoàn lớn để nhận mức lương 5 tỷ đồng/năm: Xinh đẹp, có bằng tiến sĩ, vốn tiếng Anh cũng đỉnh cao
-
Hồ Sơ Doanh Nhân 18:22 17/05/2023
Gia thế và tài sản khủng của ca sĩ Khánh Phương: Thiếu gia nhà giàu, biệt thự 6 tầng hàng triệu đô nằm ngay vị trí đắt đỏ
0 Bình luận